Các hạng bằng lái ô tô theo pháp luật Việt Nam hiện nay - BLX360

Latest

Trung tâm sát hạch bằng lái xe Hà Nội

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Các hạng bằng lái ô tô theo pháp luật Việt Nam hiện nay

TÌM HIỂU CÁC HẠNG BẰNG LÁI XE Ô TÔ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH.


     Hiện nay ở Việt Nam, ngoài 2 loại bằng lái rất quen thuộc được nhiều người biết đến là A1 và B2 thì còn có các hạng bằng lái xe ô tô khác như B1, C, D, E, F, FC, v.v…. mà thậm chí kể cả những người có nhu cầu học thi bằng lái ô tô cũng chưa hẳn đã nắm được hết thông tin của các hạng bằng lái xe ô tô này, cũng như là quy định độ tuổi được phép học thi và thời hạn sử dụng của các loại bằng là bao lâu. Do đó mời các bạn đón đọc tiếp phần sau đây để hiểu rõ hơn.
     Theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 07/2009/TT – BGTVT ngày 19-6-2009 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì giấy phép lái xe được phân ra những hạng sau đây: 
Các loại bằng lái xe đang được sử dụng trong luật giao thông đường bộ Việt Nam gồm có bằng lái xe ô tô  B, hạng C, hạng D, hạng E, hạng F, FB, FC, FD.
Đăng ký nhận tư vấn khóa học gần nhất: Tại đây
1. Giấy phép lái xe hạng B1 (xe số tự động)
GPLX hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg
Bằng lái B1( xe số tự động) lái xe từ 4-9 chỗ ngồi( không được phép kinh doanh, vÍ dụ không được lái taxi...)

2. Bằng lái xe ô tô hạng B2( xe số sàn)- xe con đến 9 chỗ và xe tải dưới 3,5 tấn
Bằng lái B2 lái xe từ 4-9 chỗ ngồi+ Lái xe tải đến 3.5 tấn
GPLX hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: 
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.




3. Bằng C lái xe được quy định trong hạng B2 và xe tải trên 3.5 tấn.
Giấy phép lái xe hạng C( lái xe con đến 9 chỗ và xe tải)
GPLX hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên.
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên.
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

4. Bằng lái xe hạng D
Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C

5. Giấy phép lái xe hạng E
Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

6. Bằng lái xe ô tô hạng B1, B2, C, D và E
         Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

7. Bằng lái xe hạng F
             GPLX hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
     a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại bằng lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.
     b) Hạng FC cấp cho người lái xe ôtô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
     c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại bằng lái xe ô tô hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
     d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD


Thời hạn sử dụng của các hạng bằng lái xe ô tô là bao lâu?

các hạng bằng lái xe ô tô
     Chắn chắn có rất nhiều người trong chúng ta không hề biết thởi hạn của 1 số giấy phép lái xe, bằng lái xe ô tô phổ biến nhất hiện nay, nhiều người tự hỏi?
Thông tư mới cũng sửa đổi tăng thời hạn của một loại giấy phép lái xe khác như: giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm (quy định hiện hành là 5 năm); giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm (quy định hiện hành là 3 năm).
Sau khi giấy phép lái xe hết hạn, những người đã về hưu nếu có nhu cầu lái xe vẫn được cơ quan cấp phép cấp có thời hạn 10 năm/lần, nếu người đó đáp ứng điều kiện có giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện lái ô tô như lâu nay.
      Những người đang sử dụng bằng lái xe ô tô, trong thời hạn ba tháng trước khi giấy phép lái xe hết hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng giấy phép lái xe sẽ được xét đổi giấy phép lái xe mới có thời hạn sử dụng mới theo quy định tại thông tư 15.

Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô hết hạn như thế nào?

      Đối với mỗi loại giấy phép lái xe khác nhau thì thủ tục đổi bằng lái xe cũng khác nhau. Hầu hết các trường hợp, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gốc, bằng lái xe cũ. Ảnh 3×4 và CMND photo. Bản photo giấy phép lái xe muốn đổi
– Đơn đề nghị đổi GPLX (Theo mẫu quy định)
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (mẫu quy định hiện hành của Bộ Y tế);
– Bản sao chụp GPLX;
– 02 ảnh màu cỡ 3×4 kiểu chứng minh thư, nền ảnh màu xanh;
– Chụp ảnh trực tiếp tại nơi tiếp nhận hồ sơ.
– Khi nộp hồ sơ thủ tục đề nghị đổi GPLX, phải xuất trình GPLX, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hướng dẫn đi vòng số 8

Hướng dẫn sử dụng máy tính thi lý thuyết